Sàn phẳng lõi rỗng S-Vro hiện đang là một trong những sản phẩm tốt nhất hiện nay trên thị trường Việt Nam. Ở các bài trước Chúng tôi đã giới thiệu thông tin cũng như ưu điểm của loại sàn này. Hôm nay, Chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật thi công sàn phẳng hộp xốp một cách chi tiết nhất.
Sàn phẳng lõi rỗng S-Vro hiện đang là một trong những sản phẩm tốt nhất hiện nay trên thị trường Việt Nam. Ở các bài trước Chúng tôi đã giới thiệu thông tin cũng như ưu điểm của loại sàn này. Hôm nay, Chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật thi công sàn phẳng hộp xốp một cách chi tiết nhất.
1. Lắp dựng cốp pha
1.1. Các dạng cốp pha sử dụng trong thi công
1.2. Bảng tính toán tải trọng bản thân theo các cấp sàn
Đối với các khu vực sàn sử dụng chiều cao cục xốp ngoài tiêu chuẩn cách tính tải trọng sàn như sau:
(1m x 1m x Chiều dày sàn – 4,53x Thể tích cục xốp) x2500 Kg/m2 sàn xốp
Trong đó 4,53 là số cục xốp trong 1m2 sàn
1.3. Bảng tính toán hoạt tải thi công theo các cấp sàn
1.4 Trích yếu tiêu chuẩn xây dựng về việc tháo dỡ cốp pha
• Hoạt tải thi công lớn hơn nhiều lần khả năng chịu lực của kết cấu nhà dân dụng cho dù kết cấu đã đủ tuổi. Việc kết cấu phải chịu lực vượt quá tải trọng cho phép sẽ gây nứt võng, nguy hiểm hơn sẽ gây phá hoại sụp đổ.
• Cần tuyệt đối tuân thủ biện pháp 2 tầng giáo rưỡi để đảm bảo an toàn cho kết cấu. Giáo chống có đủ giằng ngang, giáo qua vị trí thông tầng hoặc cao trên 5m phải gia cường gấp 2 lần.
• Các ý kiến tư vấn của VRO luôn tuân thủ hướng dẫn TCXDVN cho phép. Nhà thầu tự quyết định biện pháp, chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý và với Chủ đầu tư về chất lượng và an toàn hệ cốp pha dàn giáo chống thi công công trình.
1.5. Các lưu ý về hệ cốp pha giàn giáo
1.6. Một số lưu ý và tai nạn do công tác thi công giàn giáo
2. Lắp đặt thép sàn lớp dưới
2.1. Trình tự thi công lắp đặt thép sàn lớp dưới, thép dầm.
• Lắp đặt thép sàn bao gồm cả thép cơ sở và thép tăng cường của 1 phương trước xong mới rải thép phương còn lại.
• Ưu tiên thép phương nhịp dài hơn nằm dưới cùng.
• Các dầm bằng sàn thì thép dầm nằm trên thép sàn.
2.2. Gia công chiều cao đai dầm
- Khối lượng chống nổi, chống bềnh
3. Thi công lắp đặt tấm S-Vro
- Vận chuyển, bốc xếp và lưu kho bãi
- Cẩu lắp tấm đến vị trí thi công lắp đặt
- Thi công lắp đặt tấm S–Vro theo bản vẽ thiết kế
4. Thi công lắp đặt thép sàn lớp trên
- Thứ tự thi công lắp đặt thép sàn lớp trên
• Rải thép sàn lớp trên phương X
• Rải thép tăng cường lớp trên phương X
• Rải thép mũ cột phương X
• Rải thép sàn lớp trên phương Y
• Rải thép tăng cường lớp trên phương Y
• Rải thép mũ cột phương Y
Buộc liên kết các lớp thép lại với nhau, lưu ý sau khi thi công thép sàn lớp trên xong chỉ có 2 lớp thép theo 2 phương X và phương Y
- Lắp đặt thép sàn khu hạ cốt, hạ vệ sinh
- Lắp đặt thép chống cắt mũ cột
5. Thi công chống nổi, chống bềnh
5.1. Các bước thực hiện
Bước 1: Khoan mũi khoan phi 12 xuyên thủng cốp pha tại khe sườn xốp theo đúng mặt bằng vị trí chống nổi yêu cầu.
Bước 2: Dùng ty chống nổi có cánh bắt ốc xuyên qua lỗ khoan
Bước 3: Kéo giật lại để ty chống nổi xòe cánh neo chắc vào cốp pha
Bước 4: Dùng vam bẻ neo chắc chắn đầu còn lại của ty vào thép sàn lớp trên ( sử dụng cữ để đảm bảo đủ chiều cao sàn)
Bước 5: Bẻ ty chống bềnh neo thép lớp dưới với thép lớp trên
5.2. Vị trí khoan chống nổi, chống bềnh
5.3. Đối với ván ép tôn định hình
Bước 1: Bắn vít vào lá tôn ôm thép lớp dưới ghim vào cốp pha sàn.
Bước 2: Bẻ ty chống bềnh neo thép lớp dưới với thép lớp trên.
Bước 3: Dùng ti chống bềnh loại dài hơn 5cm xuyên qua khe ván từ dưới lên ghim vào thép lớp trên.
Lợi dụng khe hở 2 miếng ván, khoảng cách xuyên ti đảm bảo @60 ÷ 80cm.
5.4. Đối với ván tôn lá
Các bước thực hiện:
Dây thép 1.5ly xuyên từ dưới lên qua xà gồ cốp pha buộc níu chặt vào thép sàn lớp dưới, khoảng cách dọc theo khe tôn lá @400-@500
5.5. Kiểm tra độ cao sàn
Chiều cao này áp dụng đối với tất cả biện pháp chống nổi để đảm bảo lõi xốp nằm đúng trong mặt cắt sàn thiết kế, sai số ±5mm, kiểm tra sắt thép, côp pha chụp ảnh báo cáo trước khi cho đổ bê tông
5.6. Định mức vật tư chống nổi
6. Thi công điện nước
6.1. Thi công điện
Ống điện chạy âm trong sàn yêu cầu thi công sau công tác lắp đặt tấm, ống chạy theo khe sườn và nằm trên thép sàn lớp dưới
6.2. Thi công nước
THI CÔNG ỐNG CHỜ NƯỚC:
• Đường ống chờ nước chạy xuyên qua sàn ưu tiên đi qua các hộp kỹ thuật đã được tính toán trước và gia cường kết cấu đảm bảo. Hạn chế các vị trí ống thay đổi và cần khoan rút lõi sau thì phải gia cường miệng lỗ bằng sikagrout 214-11.
• Đường ống thoát nước có đường kính lớn ưu tiên chạy ngang dưới sàn và đóng trần nhằm đảm bảo an toàn kết cấu, thi công đơn giản, dễ dàng vận hành và bảo trì. • Ống thoát nước chạy trong sàn phải được TVTK kết cấu đồng ý, ống dài <1,5m và cách xa đầu cột tối thiểu 0,6m.
7. Công tác đổ bê tông
7.1 đối với bơm cần : đổ bê tông thành 2 đợt
• Độ sụt bê tông chỉ định 18±2cm
• Đảm bảo 2 vòi đầm lớn theo 1 đầu vòi bơm, đầm kỹ 4 góc xốp và theo rãnh sườn.
7.2. Đối với bơm tĩnh : đổ bê tông 1 đợt đầy sàn
• Độ sụt bê tông chỉ định 20±2cm
• Đảm bảo 2 vòi đầm lớn và 4 người cào bê tông theo 1 đầu vòi bơm, đầm kỹ 4 góc xốp và theo rãnh sườn
7.3. Đối với bê tông đổ tay:
• Độ sụt bê tông chỉ định 18±2cm.
• Chuyển bê tông trộn tay đổ vào đầy các khe xốp, dùng đầm dùi đầm kĩ theo ngay sau đảm bảo bê tông lọt hết xuống lớp dưới.
• Sau khi đầm kĩ lớp 1 tiến hành đổ bê tông lớp 2 đầm và cán mặt đủ chiều dày bê tông yêu cầu.
7.4. Các lỗi kỹ thuật có thể xảy ra của công tác đổ bê tông:
Nguyên nhân : Quá trình đổ bê tông không thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật, bê tông đầm chưa đảm bảo đặc chắc.
• Biện pháp xử lý: Đục hết bê tông màng rỗng, lõi xốp ; định vị vị trí trần rỗ bịt kín bằng cốp pha rồi khoan từ mặt sàn trên, rót vữa sika tự chảy đầy vị trí rỗ.
Nguyên nhân : Thi công chống nổi, chống bềnh cho tấm sàn chưa đảm bảo. • Biện pháp xử lý: Cắt mở thép lưới tấm, dỡ bỏ hộp xốp bị nổi. Rút bớt bê tông đáy xốp. Thay thế bằng cục xốp mỏng hơn. Sau đó bổ sung thép 4d10 dài 1m thay thế thép lưới bị cắt.
8. Bảo dưỡng bê tông
- Sau khi đổ bê tông xong CBKT yêu cầu bảo dưỡng ẩm bê tông đảm bảo mật độ và thời gian. Bắt đầu sau khi đổ bê tông 6h và liên tục trong 3 ngày.
- Đề xuất một số biện pháp bảo dưỡng giữ ẩm hiệu quả như ngâm nước phủ bạt, bao đay hoặc rơm rạ mùn cưa tưới ẩm, ...
- Kết cấu bê tông khối lớn cần đặt biệt chú ý đến công tác này để bê tông đảm bảo chất lượng
• Hoạt tải thi công lớn hơn nhiều lần khả năng chịu lực của kết cấu nhà dân dụng , cho dù kết cấu đã đủ tuổi. Cần tuyệt đối tuân thủ biện pháp 2 tầng giáo rưỡi . Giáo chống có đủ giằng ngang, giáo qua vị trí thông tầng hoặc cao trên 5m phải gia cường gấp 2 lần.
• Sàn thứ nhất đổ bê tông, giữ nguyên cốp pha.
• Sàn thứ 2 đổ bê tông được hơn 4 ngày(R7) và hơn 10 ngày(R28) -> Tháo hết chống sàn thứ nhất, rồi chống điểm lại 50%. Việc chống lại phải có tăng kích.
• Sàn thứ 3 đổ bê tông được hơn 4 ngày(R7) và hơn 10 ngày(R28) -> Tháo hết chống sàn thứ nhất, hết chống sàn thứ 2 rồi chống điểm lại 50% sàn thứ 2. Việc chống lại phải có tăng kích.
• Nguyên tắc ngày lặp lại đến sàn mái, dỡ chống sàn mái khi đủ tuổi.
• Nền tầng 1 phải đầm nèn, đổ lót trước khi làm cốp pha tránh lún chân giáo.
9. Chống thấm mái, vệ sinh ban công
Trên đây là toàn bộ quy trình thi công từ lúc bắt đầu lắp dựng cốp pha đến khi vệ sinh bảo dưỡng hoàn thiện. Hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho Đơn vị thi công, Chủ đầu tư, giám sát viên để nắm được chất lượng sàn của công trình.
Nhà Việt PMC hiện nay là đối tác của Công ty Xây dựng Vro tại Hải Phòng, Chúng tôi cam kết mang đến chất lượng sàn tốt nhất, với giá rẻ hơn sàn bê tông hơn rất nhiều, ngoài ra còn tiết kiệm thời gian thi công, khối lượng nhẹ giảm tải trọng lên sàn. Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn cũng như nhận được dịch vụ tốt nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trụ sở chính: Số 269 Phạm Văn Đồng - P.Hải Thành - Q.Dương Kinh - TP.Hải Phòng
♦ Điện thoại: 0225 3246 545 ♦
♦ Hotline: 0931 590 000 ♦
♦ Email: nhavietpmc@gmail.com ♦
♦ Website: http://congtrinhnhaviet.vn/ ♦
♦ Fanpage: https://www.facebook.com/nhavietpmc/ ♦
♦ Kênh Youtube: https://bit.ly/2XYG2eT ♦