Cập nhật: 16-11-2022 08:26:09 | Kinh nghiệm khi xây nhà | Lượt xem: 2325
Cầu trục nhà xưởng hỗ trợ quá trình nâng hạ máy móc, hàng hóa tải trọng lớn nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên không phải nhà xưởng nào cũng nên lắp cầu trục. Những lưu ý sau đây sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp và lựa chọn xây dựng nhà xưởng có cầu trục phù hợp.
Cầu trục nhà xưởng là gì ? Vai trò của cầu trục nhà xưởng
Cầu trục nhà xưởng (hay còn gọi là cần trục) là thiết bị nâng hạ theo chiều ngang và chiều dọc trên cao nhà xưởng. Thiết bị này giúp chuyển động nâng hạ, di chuyển máy móc, hàng hóa trong nhà xưởng trở nên thuận tiện và nhanh chóng.
Cầu trục nhà xưởng mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp
♦Tác dụng của cầu trục nhà xưởng:
Những lưu ý khi lựa chọn xây dựng nhà xưởng có cầu trục
Thiết kế nhà xưởng có cầu trục phù hợp sẽ giúp tăng năng suất lao động và giảm thiểu chi phí nhân công. Và 6 lưu ý khi thi công nhà xưởng có cầu trục sau đây sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị sử dụng.
Kiểu, loại cầu trục sử dụng
Việc phân loại và nắm bắt được các loại cầu trục giúp lựa chọn được loại cầu trục phù hợp với hiện trạng nhà xưởng:
Tải trọng cầu trục, sức nâng của cầu trục
Tải trọng cầu trục là yếu tố quan trọng hàng đầu khi lựa chọn. Nếu chọn được cầu trục có mức tải trọng chính xác giúp phát huy tối đa công năng hoạt động và độ bền của thiết bị.
Tải trọng có đơn vị tính là Kg hoặc tấn. Nếu thông số kỹ thuật “Tải trọng thiết kế – 5 tấn” điều đó được hiểu là cầu trục này có sức nâng tối đa 5 tấn. Để xác định được con số này thì cần phụ thuộc vào trọng lượng vật nâng, tần suất làm việc, đặc thù công việc hay mục đích sử dụng.
Khẩu độ của cầu trục
Khẩu độ cầu trục là khoảng cách giữa tim 2 đường ray di chuyển. Đơn vị tính là mét (m). Thông số này sẽ không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào mà dựa vào kích thước thực tế của nhà xưởng. Tùy theo chiều rộng của nhà xưởng để thiết kế, tính toán khẩu độ của cầu trục cho hợp lý. Khẩu độ càng ngắn thì chi phí càng thấp và ngược lại.
Chiều dài đường chạy cầu trục
Chiều dài đường chạy cầu trục hay chiều dài di chuyển cầu trục có đơn vị tính là mét (m). Chiều dài này phụ thuộc vào hệ thống dầm đỡ ray dọc theo nhà xưởng có sẵn hay lắp đặt thêm. Chiều dài đường chạy sẽ dựa theo chiều dài nhà xưởng và yêu cầu về phạm vi làm việc cầu trục.
Lưu ý, thông số “phạm vi làm việc của cầu trục” là phạm vi mà cầu trục có thể tiếp cận để nâng hạ hàng hóa. Và phạm vi hoạt động của cầu trục luôn nhỏ hơn chiều dài đường chạy nên khi lựa chọn cần tìm hiểu rõ để sở hữu sản phẩm cầu trục đáp ứng tối đa công việc.
Chiều cao nâng cầu trục
Chiều cao nâng cầu trục hay còn được gọi là hành trình móc của cầu trục. Chiều cao này được tính từ sàn nhà xưởng lên đến điểm cao nhất của móc cẩu. Đơn vị tính là mét (m). Để đưa ra được chính xác chiều cao nâng thì cần biết đầy đủ các thông số kỹ thuật như: chiều cao nhà xưởng, cao độ của vai cột và các hạn chế không gian trên cao.
Tốc độ nâng hạ, di chuyển cầu trục
Tốc độ nâng hạ, di chuyển cầu trục thường được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Thông thường có các loại sau: loại 1 tốc độ, loại 2 tốc độ hay loại được tích hợp biến tần. Tốc độ của cầu trục sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm. Loại cầu trục 1 tốc độ sẽ có giá thành rẻ nhất.
Xem thêm: Các công trình xây dựng nhà xưởng mà Nhà Việt PMC thực hiện.
Trên đây là 6 lưu ý quan trọng cần quan tâm, tính toán khi lựa chọn cầu trục. Ngoài ra, vẫn có một số những lưu ý nhỏ khác như: vị trí đặt cầu trục, hệ thống điều khiển,…cần lưu tâm để có được sản phẩm cầu trục đồng bộ và hoàn chỉnh.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfront City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng
♦ Điện thoại: 0225 3246 545 ♦
♦ Hotline: 0931 590 000 ♦
♦ Email: nhavietpmc@gmail.com ♦
♦ Website: http://nhavietpmc.com/ ♦
♦ Fanpage: https://www.facebook.com/nhavietpmc/ ♦
♦ Kênh Youtube: https://bit.ly/2XYG2eT ♦