Cập nhật: 24-12-2022 04:54:25 | Kinh nghiệm khi xây nhà | Lượt xem: 2388
Móng nhà xưởng là kết cấu quan trọng, đảm nhiệm chức năng nâng đỡ toàn bộ tải trọng của nhà xưởng. Móng nhà được kết cấu bởi 3 thành phần chủ yếu là: bản móng, giằng móng và cổ móng. Mỗi loại móng nhà khác nhau sẽ phù hợp với địa hình, khu vực khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết sau đây.
Móng nhà xưởng – Tại sao lại quan trọng ?
Mỗi công trình xây dựng nhà xưởng sẽ phục vụ cho những mục đích khác nhau của doanh nghiệp. Dù là sử dụng với mục đích gì, làm nhà máy, kho chứa hay mặt bằng kinh doanh thì đều có mối liên quan trực tiếp đến sự an toàn của con người trong và ngoài nhà xưởng. Không chỉ vậy, sự vững chắc của công trình còn ảnh hưởng, tác động đến trang thiết bị máy móc, tài sản. Do vậy, chất lượng xây dựng luôn là yếu tố quan trọng, được mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Móng nhà xưởng như bệ đỡ cho các tầng và máy móc, con người trong nhà xưởng
Chất lượng công trình được quyết định bởi bản vẽ thiết kế công trình và chất lượng kết cấu móng nhà. Móng nhà xưởng nằm dưới cùng của công trình. Móng đảm nhiệm chức năng ghim tải trọng nhà xưởng vào nền đất nhằm đảm bảo khả năng chịu được sức ép từ trọng lực của các tầng, trang thiết bị và con người hoạt động bên trong nhà xưởng.
Kết cấu móng nhà xưởng bao gồm những gì ?
Kết cấu một móng nhà xưởng tiền chế đơn giản
Một kết cấu móng nhà xưởng thông thường bao gồm ba thành phần chính là:
Có những loại móng nhà xưởng nào ?
Mỗi loại địa hình, loại đất của từng khu vực sẽ có phương án xây dựng móng khác nhau. Do vậy, người thực hiện cần có kiến thức và am hiểu sâu sắc về tất cả các loại móng nhà xưởng trong xây dựng là điều vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp có thể tham khảo bốn loại móng nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay:
Móng băng của nhà xưởng
Móng băng: Là loại móng được sử dụng nhiều nhất hiện nay, thường có hình dạng như một dải dài độc lập hoặc giao nhau bởi các móc nối theo hình chữ thập. Có hai loại móng cơ bản là: móng băng một phương và móng băng hai phương.
Móng cọc nhà xưởng
Móng cọc: Là một loại móng nhà xưởng được sử dụng chủ yếu trên các khu vực địa hình có nền đất yếu, dạng hình trụ. Các loại vật liệu như: bê tông, cọc,… được ghim ngầm xuống dưới đất nhằm nâng đỡ, hỗ trợ sự ổn định cho toàn bộ kết cấu bên trên. Móng cọc có hai loại chính là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.
Móng đơn nhà xưởng
Móng đơn: Là loại móng nhà sử dụng một cột lớn hoặc một chùm các cột nhỏ sát nhau với tác dụng chịu lực tải trọng của công trình. Móng đơn được ứng dụng chủ yếu trong xây dựng các công trình nhà xưởng có tải trọng nhẹ, điển hình như nhà kho. Hiện nay, móng đơn được phân thành bốn loại chính là: móng độc lập, móng trụ, đế cột, móng cột.
Móng bè nhà xưởng
Móng bè: Hay còn được gọi là nền móng. Đây là loại móng bằng phẳng nằm trực tiếp trên nền đất, trải dài toàn bộ diện tích của công trình xây dựng. Có bốn loại móng bè chính là: móng bè nấm, móng bè phẳng, móng bè có gân và móng bè dạng hộp.
Quy trình thi công móng nhà xưởng
Quy trình thi công xây dựng móng nhà xưởng bao gồm hai giai đoạn chính là: Đào đất móng và đổ bê tông.
♦ Đào đất móng
Nên sử dụng sự hỗ trợ của máy đào để tiết kiệm tối đa thời gian và công sức lao động
Đào đất móng là giai đoạn chiếm khá nhiều thời gian thi công của doanh nghiệp. Do vậy, để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nhân công, doanh nghiệp nên sử dụng sự hỗ trợ từ máy đào (máy xúc). Sử dụng phương tiện di chuyển để vận chuyển đất sau khi đào đến khu vực thích hợp. Bên cạnh đó, trong khi đào đất móng, doanh nghiệp cũng nên kết hợp tiến hành thi công song song một số công việc bổ trợ như: sắt cổ cột, thi công đế móng, giằng móng,…
♦ Đổ bê tông
Ván ép được sử dụng để định hình kết cấu trước trong quá trình đổ bê tông
Hiện nay, phần đa các doanh nghiệp khi đổ bê tông đề chọn ván ép làm khuôn. Bởi nó có đặc điểm là: nhẹ, dễ dàng cắt nối tạo hình và vận chuyển. Thông thường, nguyên vật liệu chính tạo nên kết cấu móng nhà bao gồm:
Một số lưu ý cần biết khi thi công móng nhà xưởng
Trước hết khi thiết kế và thi công xây dựng móng nhà cần tránh một số vấn đề sau đây:
♦ Khảo sát địa chất không kỹ càng
Doanh nghiệp cần phải khảo sát kỹ càng địa chất nơi có ý định xây dựng nhà xưởng. Tránh xây móng nhà xưởng ở những khu vực có mực nước quá cao dễ gây ẩm thấp, hư hại cho móng. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa mạch nước ngầm với móng nhà xưởng. Khoảng cách an toàn tối thiểu cần đạt mức 0,5m.
♦ Lên bản thiết kế không phù hợp
Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ, trang bị chuyên môn cao đồng thời áp dụng chính xác các biện pháp để có thể thiết kế ra bản vẽ móng nhà phù hợp với địa chất của khu vực xây dựng. Tránh tối đa trường hợp phải chỉnh sửa, thiết kế lại gây lãng phí thời gian và công sức của doanh nghiệp.
♦ Thi công không đảm bảo chất lượng
Đổ móng không đảm bảo chất lượng sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún, nứt sàn, thấm sàn,… Do vậy, trong suốt quá trình thi công doanh nghiệp cần phải luôn đặt chất lượng công trình lên hàng đầu.
♦ Lơ là trong việc giám sát công trình
Phần móng chiếm 40% trong tổng giá trị công trình. Do đó nếu lơ là trong việc kiểm tra, giám sát sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà doanh nghiệp khó có thể sửa chữa được. Vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát để kiểm soát chất lượng công trình của mình.
♦ Chất liệu vật liệu kém
Chất lượng nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng của móng nhà xưởng. Doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín để có được nguồn nguyên vật liệu chất lượng đảm bảo với mức giá hợp lý. Tiêu biểu như NHÀ VIỆT PMC.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, NHÀ VIỆT PMC tự tin đem đến chất lượng thi công tốt nhất. NHÀ VIỆT PMC đã và đang trang bị cơ sở, máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ công nhân viên chất lượng cao. NHÀ VIỆT PMC cam kết mang đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Để biết thêm thông tin chi tiết về móng nhà xưởng, khách hàng vui lòng liên hệ NHÀ VIỆT PMC qua hotline hoặc các thông tin sau đây để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trụ sở chính: Số 292HK1 khu đô thị Waterfront City, Cầu Rào 2 - P.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng
♦ Điện thoại: 0225 3246 545 ♦
♦ Hotline: 0931 590 000 ♦
♦ Email: nhavietpmc@gmail.com ♦
♦ Website: https://nhavietpmc.com/ ♦
♦ Fanpage: https://www.facebook.com/nhavietpmc/ ♦
♦ Kênh Youtube: https://bit.ly/2XYG2eT ♦